Sinh viên được trang bị những kiến thức cơ bản và chuyên sâu về công nghệ sinh học để có thể vận dụng vào thực tiễn như nghiên cứu sản xuất về CNSH, và có khả năng tiếp thu các quy trình CNSH hiện đại của nước ngoài.
Trình độ đào tạo: Đại học
Thời gian đào tạo: 4 năm
Mã ngành: D420201
Tổ hợp môn thi/xét tuyển:
Chỉ tiêu tuyển sinh: 40
MỤC TIÊU ĐÀO TẠO
- Nắm vững các nguyên lý cơ bản và quá trình sinh học ở các mức độ khác nhau (phân tử, tế bào, cơ quan, cơ thể, quần xã); Trang bị cho sinh viên cơ sở lý thuyết và các phương pháp nghiên cứu trong lĩnh vực sinh học để có thể ứng dụng được vào thực tiễn;
- Có khả năng tư duy nghiên cứu;
- Có khả năng truyền đạt và vận dụng kiến thức được trang bị để tham gia nghiên cứu khoa học;
- Có thể tiếp tục học tập ở bậc học cao hơn;
- Có phẩm chất đạo đức tốt, yêu nghề nghiệp.
CƠ HỘI NGHỀ NGHIỆP
Sinh viên sau khi tốt nghiệp cử nhân Công nghệ sinh học có thể làm cán bộ nghiên cứu, cán bộ quản lý, giáo viên,… tại:
- Các Viện nghiên cứu, các Trung tâm và Cơ quan nghiên cứu của một số Bộ, Sở, các Trường Đại học và Cao đẳng có liên quan đến các lĩnh vực sinh học, sinh học thực nghiệm, CNSH, sinh thái và tài nguyên sinh vật, môi trường;
- Các cơ quan quản lý có liên quan đến Sinh học, CNSH, sinh thái và tài nguyên sinh vật, môi trường như: Sở Khoa học và Công nghệ, Tài nguyên và Môi trường, Sở nông nghiệp, Bệnh viện, Công an, ...;
- Có khả năng tham gia vào các chương trình, đề tài, dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ có liên quan đến sinh học, CNSH, sinh thái và tài nguyên sinh vật, môi trường;
- Giảng dạy các môn Sinh học tại một số Trường ĐH, Cao đẳng, Trung cấp;
- Có khả năng làm việc tại các công ty tư vấn và cung cấp dịch vụ các trang thiết bị, máy móc phục vụ cho nghiên cứu công nghệ sinh học;
- Có khả năng làm việc ở các UBND tỉnh, thành phố, quận, huyện, trung tâm, … với vai trò là các chuyên viên về sinh học.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
Danh mục các học phần bắt buộc
Kiến thức giáo dục đại cương
|
|||||
1 |
Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin |
4 |
Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam |
||
2 |
Tư tưởng Hồ chí Minh |
5 |
Tiếng Anh (1,2,3) |
||
3 |
Pháp luật đại cương |
|
|
||
Kiến thức ngành/chuyên ngành |
|||||
Kiến thức cơ bản chung của nhóm ngành |
|||||
1 |
Đại số và hình học giải tích B |
5 |
Tin học cơ sở |
||
2 |
Xác suất thống kê |
6 |
Giải tích B1 |
||
3 |
Vật lí đại cương 1 |
7 |
Vật lý đại cương 2 |
||
4 |
Các khoa học trái đất |
8 |
Hóa đại cương |
||
Kiến thức cơ sở ngành |
|||||
1 |
Hóa hữu cơ 1 |
12 |
Sinh học phân tử |
||
2 |
Hóa phân tích 1 |
13 |
Kỹ thuật di truyền |
||
3 |
Tiếng Anh chuyên ngành SH |
14 |
Miễn dịch |
||
4 |
Tế bào học |
15 |
Hóa sinh công nghiệp |
||
5 |
Di truyền học |
16 |
Sinh lý thực vật |
||
6 |
Hóa sinh học |
17 |
Sinh học chức năng động vật |
||
7 |
Vi sinh vật |
18 |
Di truyền học người |
||
8 |
Thống kê sinh học |
19 |
Công nghệ sinh học trong nông nghiệp |
||
9 |
ĐDSH và tài nguyên SV |
20 |
Công nghệ tế bào |
||
10 |
Tin sinh học |
21 |
Virus |
||
11 |
Mô phôi học |
22 |
Phương pháp nghiên cứu khoa học |
||
Kiến thức chuyên ngành |
|||||
a. Chuyên ngành công nghệ di truyền |
|||||
1 |
ADN tái tổ hợp |
3 |
Liệu pháp gen |
||
2 |
Cơ sở di truyền chọn giống |
4 |
Thực tập sản xuất |
||
b. Chuyên ngành: Công nghệ hóa sinh |
|||||
1 |
Công nghệ protein |
3 |
Thực phẩm chức năng |
||
2 |
Công nghệ enzyme |
4 |
Thực tập sản xuất |
||
c. Chuyên ngành: Công nghệ vi sinh |
|||||
1 |
Công nghệ vi sinh vật |
3 |
Vi sinh vật thực phẩm |
||
2 |
Sản phẩm trao đổi chất của vi sinh vật |
4 |
Thực tập sản xuất |
||
Khóa luận tốt nghiệp |
Nội dung một số học phần bắt buộc
DI TRUYỀN HỌC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời môn học, các quá trình di truyền xảy ra ở cấp độ phân tử, tế bào, các cơ thể sinh vật và quần thể. Đồng thời chỉ ra sử biểu hiện ở thế hệ lai ngoài yếu tố di truyền còn có các quá trình khác là biến dị và thương biến. Môn học còn chỉ ra phương pháp nghiên cứu di truyền ở người và các phương pháp tạo giống sinh vật.
HOÁ SINH HỌC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về cấu tạo, cấu trúc và chức năng của các đại phân tử sinh học cấu tạo tế bào và cơ thể sống; quá trình trao đổi chất và chuyển hoá của các đại phân tử sinh học.
VI SINH VẬT HỌC
Trang bị cho SV những kiến thức cơ bản về hoạt động sống của VSV, đồng thời nắm được các đặc điểm hình thái, cấu tạo tế bào cũng như các đặc điểm sinh lý học của sự sinh trưởng và trao đổi chất ở VSV
SINH HỌC PHÂN TỬTrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về lịch sử ra đời môn học, khái quát về các đại phân tử sinh học ở cơ thể sống, hiểu được cấu trúc của genome, cấu trúc gen và quá trình biểu hiện của gen ở sinh vật, các kỹ thuật cơ bản nghiên cứu ứng dụng trong sinh học phân tử.
KỸ THUẬT DI TRUYỀN
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về các công cụ và phương pháp thao tác với vật liệu di truyền, các chiến lược để tạo dòng phân tử, để nghiên cứu cấu trúc và chức năng của genome. Từ đó là cơ sở tạo ra các sản phẩm tái tổ hợp.
MIỄN DỊCH HỌC
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về miễn dịch như hệ thống miễn dịch của cơ thể, miễn dịch tự nhiên, miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch dịch thể, miễn dịch tế bào..kháng nguyên (KN), kháng thể (KT), thụ thể (R)), cytokin, phức hợp miễn dịch, đáp ứng miễn dịch. bệnh lý miễn dịch, tương tác và điều hòa miễn dịch, tự miễn dịch ..và những ứng dụng của miễn dịch trong thực tiễn đời sống (các kỹ thuật miễn dịch).
VIRUS HỌCTrang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về virus như: các đặc tính của virus, hình thái và cấu trúc của virus, quá trình xâm nhập sự nhân lên ở trong TB chủ, mối quan hệ giữa virus và TB chủ, quá trình gây bệnh của từng nhóm virus, bản chất của interferon, cơ chế tác dụng của interferon.
DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về nguyên lý di truyền và các bệnh, tính trạng di truyền ở người.
HÓA SINH CÔNG NGHIỆP
Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về hóa sinh nguyên liệu của quá trình sản xuất công nghiệp, các phản ứng hóa sinh thường dùng trong công nghiệp và cơ chế hóa sinh các quy trình của một số lĩnh vực sản xuất công nghiệp liên quan đến sinh học.
CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về các phương pháp ứng dụng công nghệ trên đối tượng tế bào thực vật nhằm nhân giống thực vật, hoặc phục vụ chọn tạo giống.
CÔNG NGHỆ SINH HỌC TRONG NÔNG NGHIỆP
Cung cấp cho sinh viên những kiến thức về các kỹ thuật công nghệ cũng như các thành tựu ứng dụng của công nghệ sinh học trong nông nghiệp